Trong sáng tạo nghệ thuật,ơTrầnHàYênNghetrongtimnỗinhớnhungquặnthắbét 169 khi một tác giả đầu tư nhiều cho tác phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng thì dần dần họ sẽ định hình được một phong cách cho thơ mình. Trần Hà Yên cũng vậy. Từ những tập thơ đã xuất bản trước đây đến tập thơ Đi qua miền khátvừa ra mắt, Trần Hà yên càng có cơ hội để cho bạn đọc nhận thấy ở thơ chị giọng điệu của một tâm hồn thơ đằm thắm và dịu dàng. Nhất là khi Trần Hà Yên viết về quê hương và mẹ, hai hình tượng trữ tình nổi bật và phổ biến hơn cả trong thơ chị:
Quê hương lòng những thiết tha
Nhớ thương ngàn dặm mái nhà ngày xưa
Có còn tổ ấm ngày mưa
Có còn đôi cánh mẹ đưa nhịp nhàng
(Cánh chim trên sóng trong tậpĐi qua miền khát)
Thơ Trần Hà Yên do vậy cũng tạo được độ sâu lắng của câu chữ và cảm xúc. Những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ về cảm xúc trong thơ chị nhiều lúc khiến bạn đọc đồng cảm đến rơi nước mắt:
Vẫn áo nâu nắng mưa đã bạc màu
Mẹ dãi dầu nơi đồng xa ngập nước
Thương cánh cò lội đồng sau bãi trước
Bước chân gầy ngày tháng vẫn bôn ba
(Chiều xuân nhớ mẹ trong tậpGiọt thời gian)
Tuy vậy thơTrần Hà Yên không hề mang sắc thái ủy mị mà luôn lạc quan, tin yêu vào cuộc sống,chịbiết cách quên đi những quá khứ đau buồn để hướng đến tương lai. Những câu thơ sau đây trong Tháng tư mùa về là một cách quên đi quá khứ đau thương của Trần Hà Yên, đó là đem thương đau thả ra sông bể:
Ừ thôi mùa đã vừa sang
Nắng ươm giọt mật trên hàng trầu cau
Ta về đem những thương đau
Thả ra sông bể để mau quên người
(Tháng tư mùa về trong tậpĐi qua miền khát)
Cũng như những thi nhân khác từ bao đời nay ở khắp nhân gian, Trần Hà Yên làm thơ là để bộc bạch tâm trạng, nỗi lòng. Đó là tâm trạng của một người phụ nữ yêu đời, yêu người, yêu nghề và yêu cuộc sống. Trong thơ Trần Hà Yên không có chỗ cho sự ghét bỏ hoặc thù hằn một ai đó. Thơ chị có thể xem là tiếng nói của sự bao dung vô tư và trong sáng. Buồn đêm mưatrong tập Giọt thời gian là những câu thơ như thế:
Cuộc đời dài
Muôn lối rẽ qua đây
Và bước chân
Anh không còn về lại
Chỉ còn em
với mối tình thơ dại
Đêm mưa buồn
lòng vẫn nhớ không thôi...
Thơ Trần Hà Yên vì thế mà luôn tạo được sự đồng cảm, đồng điệu với bạn đọc. Người viết bài này khá ngạc nhiên khi đọc những câu thơ viết về những cựu chiến binh, những người lính từng đi qua trận mạc sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì đất nước trong bài thơ Người lính già (tập thơGiọt thời gian)của chị. Ngạc nhiên bởi đề tài này ít khi bắt gặp trong thơ Trần Hà Yên:
Hơn nửa đời người vẫn cầm súng ra đi
Dấu chân qua khắp mọi miền đất nước
Chiến trường xa dẫu dập dồn chân bước
Lòng vẫn tìm về
Yêu biết mấy quê hương.
Viết được những câu thơ như thế chỉ có thể là lòng kính trọng và yêu thương của tác giả với hình tượng người lính Cụ Hồ.
Điều này càng được Trần Hà Yên thể hiện rõ nét hơn trong tập Đi qua miền khát (NXB Hội Nhà văn, tháng 4.2023). Tập thơ gồm 58 bài được Trần Hà Yên tuyển chọn khá kỹ càng trong những sáng tác gần đây của chị.
Ở Đi qua miền khát, Trần Hà Yên vẫn tiếp nối được mạch nguồn về tình yêu và cuộc sống nhưng ở một cấp độ cao hơn và tươi sáng hơn. Vẫn là nói về hình tượng người mẹ nhưng người mẹ trong Cánh còlà mẹ đêm ngày vì conthể hiện rõ nét hơn đức hy sinh, sự tần tảo ngày đêm của mẹ để nuôi con khôn lớn:
Thương sao đôi cánh phân vân
Hoàng hôn về tới đã gần chân mây
Đường về tổ ấm vui thay
Cánh cò là mẹ đêm ngày vì con
(Cánh cò là mẹ đêm ngày vì con)
Vẫn là tình yêu nhưng là tình yêu của sự ước mong gần gũi và sum họp, dù là chỉ qua một cái "chạm tay":
Chạm tay
Để những đam mê
Bừng lên
Như thuở anh về cùng em
(Chạm tay bốn mùa)
Đó những lời reo vui của thơ Trần Hà Yên trước hạnh phúc cuộc đời. Vui vì được sống với những niềm đam mê, vui vì được yêu thương. Và đó cũng chính là hạnh phúc của cuộc sống, hạnh phúc của người làm thơ. Chỉ cần lướt qua những đầu đề các bài thơ trong Đi qua miền khátchúng ta cũng đã dễ dàng thấy được điều đó: Hồn quê, Hương thu, Hong sợi nắng vàng, Lối cũ ngày xưa, Tháng ba và em, Tháng Tư mùa về, Xin cho em mượn bờ vai... đều cùng chung một giọng điệu sáng trong như thế.
Cũng cần nói thêm rằng, từ ngữ, vần điệu và nhịp điệu trong tập Đi qua miền khát cô đọng, súc tích hơn các tập thơ trước đó của Trần Hà Yên, cách gieo vần trong những bài làm theo thể lục bát cũng có kỹ năng và điêu luyện hơn. Tôi thích những câu thơ nói về những giọt mưa đầu mùa của chị, những giọt mưa mang đến âm thanh day dứt của dòng đời:
Tình yêu em có trong đời
Như bong bóng vỡ lòng chơi vơi buồn
Dòng đời như thể mưa tuôn
Cuốn trôi lá rụng cội nguồn về đâu
(Mới bắt đầu mùa mưa)
Đó là một bước tiến mới của thơ Trần Hà Yên trong tập Đi qua miền khát.
Cuối cùng tôi muốn nói về hình thức nghệ thuật của thơ Trần Hà Yên. Đó là sự giản dị, không cầu kỳ câu chữ. Thơ Trần Hà Yên từ đầu tới cuối luôn tuân thủ một bút pháp nghệ thuật của sự lắng đọng, dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Trong lúc không ít người làm thơ trẻ thích hướng đến sự độc đáo của ngôn từ để tạo ra vẻ khác người và cách tân không cần thiết thì Trần Hà Yên vẫn chung thủy với cách viết chân tình, chân phương nhất. Đó cũng chính là sự tuân thủ truyền thống nghệ thuật của thi ca Việt Nam ở chị.
Bài Chiều Tuy Hòatrong tập Em và nỗi nhớlà những câu thơ của sự chân phương như thế:
Chiều Tuy Hòa ngắm biển vắng êm trôi
Sóng lăn tăn giữa trùng khơi xanh ngắt
Nghe trong tim nỗi nhớ nhung quặn thắt
Anh nơi nào có còn nhớ em không...
Thật là da diết và lắng đọng.
Và cứ thế, thơ Trần Hà Yên ngày càng hay lên, ngày càng có một vị trí nhất định trong các nhà thơ nữ của TP.HCM. Chị đã trở thành người phụ nữ làm thơ. Thật mừng vì điều đó.